Ghi chú Phaolô_Nguyễn_Văn_Bình

  1. Một chức danh trong Hội đồng mục vụ giáo xứ (Ban Quới chức), là người đứng đầu một địa sở, một sở biện.[12][13]
  2. Ngày 29 tháng 8 năm 1963, Uỷ ban Công giáo Tiến Hành trực thuộc Hội đồng Giám mục miền Nam Việt Nam ra thông cáo nhắc nhở về quyền tự do tín ngưỡng của con người, kêu gọi các nhà làm luật làm hài hòa quyền tự do này với công lý và các công tác từ thiện. Ủy ban cũng nhắc nhở giáo dân Công giáo Việt Nam rằng thái độ và hành động của họ phải dự trên các học thuyết công giáo thông qua các lời dạy của các giáo hoàng cũng như hàng giáo phẩm công giáo Việt Nam.[72]
  3. Một lâu đài nằm ngoài Vatican, nhưng theo Hiệp định Laterano 1929 thì là lãnh thổ thuộc quyền Tòa Thánh trong lãnh thổ Ý, nơi các giáo hoàng thường nghỉ hè.
  4. Một phát ngôn viên từ Phật giáo cho biết họ không muốn các giáo sĩ hoạt động trong quân đội giống như Tin Lành và Công giáo: Họ không sử dụng đồng phục và không cùng các binh sĩ ra tiền tuyến.[76]
  5. Các giám mục Việt Nam đang tham dự Công đồng Vatican II khi xảy ra đảo chính, và viết thư mục vụ nhắc nhở người Công giáo tuân phục chính quyền mới theo quan điểm Giáo hội để mang lại lợi ích cho đất nước.[83]
  6. Đại sứ Henry Cabot Lodge được các nhóm Phật giáo khác nhau ủng hộ. Nhiều tín đồ Phật giáo và Cao Đài đến sân bay Tân Sơn Nhất đưa tiễn Đại sứ Lodge.[107]
  7. Chiều ngày 27 tháng 8, nhiều người Công giáo đa phần di cư từ miền Bắc và tín đồ, sinh viên Phật giáo yêu cầu khôi phục quyền lực của tướng Dương Văn Minh và phản đối tổng thống kiêm thủ tướng Nguyễn Khánh cũng như bộ trưởng quốc phòng Trần Thiện Khiêm. Một ngày sau đó, giám mục Giáo phận Mỹ Tho Giuse Trần Văn Thiện khi ông đến trấn an tình hình tại một trường Công giáo đang bị bao vây. Một nhóm người theo tư tưởng Cộng sản lãnh đạo cuộc tấn công này.[111]
  8. Đồng tế ngoài Tổng giám mục Pignedoli, Khâm sứ Palmas và Tổng giám mục Bình còn có 14 giám mục khác, bao gồm 11 vị người Việt và 3 vị người Pháp.[160]
  9. Hiến pháp mới này không công nhận bất kỳ tôn giáo nào là Quốc giáo và không có bất cứ ý kiến phản đối nào.[167]
  10. Từ năm 1964, việc buộc giáo sĩ dự tu tham gia quân đội bị bãi bỏ.[192]
  11. Các giám mục cho rằng: Hãy ký kết một hiệp ước hòa bình với các điều khoản rõ ràng và chính xác mà việc thực thi sẽ được kiểm soát bởi một ủy ban quốc tế được trang bị các quyền lực và các nguồn lực hiệu quả. Sau khi thực hiện hiệp ước hòa bình này, chúng ta hãy gạt bỏ mọi tinh thần thù hận hoặc trả thù cá nhân hoặc đảng phái. Các hiệp ước hòa bình phải bao gồm một kế hoạch giải giáp cho hai khu vực, giảm lực lượng vũ trang xuống mức cần thiết để đảm bảo an ninh công cộng. Tất cả các nguồn lực của đất nước phải được sử dụng trong việc tái cấu trúc đất nước, nâng cao mức sống của người dân, đặc biệt là tầng lớp lao động và người nghèo.[218]
  12. Trong thời gian này, linh mục Trần Hữu Thanh kêu gọi đoàn kết với quân đội Việt Nam Cộng Hòa nhằm lật đổ Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu và cho rằng Thành phố Sài Gòn sẽ lọt vào tay Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa trong ba tuần nếu ông Thiệu còn tại chức.[266]
  13. Năm 2004, Bộ Tài chính hoàn trả cơ sở này, ngày nay trở thành Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn.
  14. Hai vị Hồng y mật này dần được công bố là giám mục Frantisek Tomasek, Cộng hòa Séc và Tổng giám mục Giuse Maria Trịnh Như Khuê, Việt Nam.
  15. Bài phát biểu thứ nhất diễn ra tại một buổi họp do Mặt trận Tổ quốc Bình Trị Thiên và Thành phố Huế ngày 15 (hoặc 19)[330] tháng 4 năm 1977. Nguyễn Kim Điền được mời phát biểu ý kiến và nêu lên ý kiến rằng mình không thỏa mãn với chính sách tự do tín ngưỡng và liệt kê các hạn chế về việc thuyên chuyển giáo sĩ nhằm mục đích cử hành lễ, vai trò quan trọng của các nhà thờ Công giáo và vấn đề sắp xếp giờ tham gia sản xuất kinh tế và giờ hành lễ cho giáo dân. Nói về người Công giáo, Nguyễn Kim Điền dẫn chứng rằng người lao động (là giáo dân) khi xin việc làm bị từ chối hoặc gặp khó khăn, nếu muốn hết khó khăn thì phải rời bỏ đạo và họ cảm thấy bị chèn ép và lấn lướt. Ông cũng dẫn chứng rằng trong một phiên họp của Quốc hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, một ủy viên trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng đưa ra ý kiến rằng những người Công giáo chỉ được xem là công dân hạng hai.[330][331][332]
  16. Sau lần phát biểu ý kiến đầu tiên, vào ngày 22 tháng 4, tổng giám mục Nguyễn Kim Điền tham gia cuộc họp với nội dung đóng góp ý kiến cho bản dự thảo Đề cương báo cáo của Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên. Nói về vấn đề lao động, giám mục Điền cho rằng, nếu tự do tín ngưỡng phát triển hơn thì năng suất của giáo dân Công giáo cũng sẽ cao và nêu một vài dẫn chứng. Tổng giám mục Nguyễn Kim Điền cũng nêu lên rằng trên thực tế có một số khẩu hiệu ngược với các chính sách của Nhà nước Việt Nam. Phần kết, Nguyễn Kim Điền cho rằng tôn giáo là một nhu cầu tâm lý và xã hội nên không thể cấm đoán, cần tôn trọng tự do tín ngưỡng để mọi người cùng nhau xây dựng Tổ quốc.[333]
  17. Mở đầu thư, ông Chì cho biết Uỷ ban có biết có thư phổ biến trong hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân Thiên Chúa giáo tại thành phố, ghi lại phát biểu của Tổng giám mục Nguyễn Kim Điền. Ông Chì bày tỏ sự quan ngại về tính xác thực của bản văn cũng như sự đồng thuận của giám mục Điền. Nội dung chính của lá thư, ông Nguyễn Văn Chì phản biện hai luận điểm của ông Nguyễn Kim Điền. Trước hết là vấn đề tự do tôn giáo, ông khẳng định không có mâu thuẫn giữa văn bản và việc thực hành; tuy nhiên ông Chì cũng nêu ra một số thiếu sót cần khắc phục, nguyên nhân do một số cán bộ non kém và còn thành kiến. Ông Nguyễn Văn Chì nêu quan ngại rằng đế quốc lợi dụng thành kiến để kích động chống phá chính quyền mới, đặc biệt trong cộng đồng Thiên Chúa giáo và xác nhận: không cần gì phải giấu diếm là quả có sự phân biệt đối xử và cần có sự phân biệt đối xử với một số người không chịu cải tà quy chính. Về luận điểm thứ hai, ông Chì nêu lên sự tin tưởng với người có tôn giáo, đồng thời lên án luận điểm của tổng giám mục Nguyễn Kim Điền rằng chỉ là đây chỉ là sự lặp lại luận điệu của bọn đế quốc Pháp và Mỹ. Chủ tịch Mặt trận cho rằng ông Điền nhân danh tự do tín ngưỡng để khuyến khích mọi hành động phản cách mạng, mọi hành động xấu xa phi đạo đức và phê bình tổng giám mục Nguyễn Kim Điền đã làm mất phẩm giá của mình cùng đồng đạo.[333]
  18. Phiên họp này cũng có bài tham luận đáng chú ý của hồng y Wojtyla, Tổng giám mục đô thành Cracow, người một năm sau đó đắc cử trở thành Giáo hoàng Gioan Phaolô II.
  19. Sách này sau đó được tái bản năm 1997, số lượng xuất bản đến năm 2016 vượt 150.000 bản.[396]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phaolô_Nguyễn_Văn_Bình http://giaoluatconggiao.com/Cac-Quy-Che/tu-chinh-h... http://hdgmvietnam.com/chi-tiet/danh-sach-cac-giam... http://www.nytimes.com/1973/01/20/archives/thieus-... http://pierrenguyenthanhlong.com/1976/01/24/t%E1%B... http://pierrenguyenthanhlong.com/1997/07/01/s%E1%B... http://pierrenguyenthanhlong.com/1998/05/15/stht-1... http://pierrenguyenthanhlong.com/2008/07/04/cai-m%... http://pierrenguyenthanhlong.com/2010/07/08/1762/ http://pierrenguyenthanhlong.com/2010/08/26/stht-1... http://pierrenguyenthanhlong.com/2015/07/13/ky-nie...